Khi đi hi vọng, khi về thất vọng
Ngày 25/10, trong đơn gửi đến VPĐD báo Kinh tế & Đô thị tại TP Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Xuân Trường Thắng (ngụ phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cho biết, khoảng 10 giờ ngày 12/10/2021, bà ngoại của anh là bà N.T.Đ. (sinh ngày 4/3/1937) được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện FV (6 nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, quận 7, TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng đau bụng dữ dội. Đến 9 giờ 50 phút ngày 13/10 Bệnh viện FV cho gia đình đưa bà Đ. về nhà, và bà qua đời vào lúc 10 giờ 15 phút cùng ngày.
Hồ sơ bệnh án mà Bệnh viện FV cung cấp cho gia đình bà Đ. khi bệnh nhân xuất viện có nội dung sử dụng tiếng Việt, nội dung lại sử dụng tiếng Anh. Điều này gây khó khăn cho gia đình người bệnh trong quá trình tiếp cận thông tin.
Theo anh Thắng phản ánh, gia đình chọn Bệnh viện FV là nơi cấp cứu cho bà Đ. vì mong muốn được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nhanh nhất, tốt nhất, chu đáo nhất…Tuy nhiên, đến nay, gia đình hoàn toàn thất vọng vì trong 2 ngày cấp cứu và điều trị (12, 13/10), các bác sĩ của Bệnh viện FV đã thông báo đến gia đình những thông tin bất nhất. Từ đây, nảy sinh nhiều hoài nghi về việc có dấu hiệu tắc trách của ekip bác sĩ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bà Đ. tử vong.
Cụ thể, theo anh Thắng, khi nhập viện, bác sĩ Đỗ Hữu Nam đã khám và thông báo cho gia đình biết Bà Đ. bị tắc ruột và yêu cầu bệnh nhân nằm chờ để tiến hành xét nghiệm. Khoảng 10 phút sau, bác sĩ Đỗ Thị Minh Hiền báo lại gia đình rằng Bà Đ. bị nhồi máu cơ tim, phải đặt stent tim gấp nếu không bà Đ. sẽ tử vong.
“Các bác sĩ có giải thích rõ ràng rằng, ưu tiên đặt stent tim trước vì tình hình nguy kịch, sau đặt stent tim Bệnh viện FV sẽ tiến hành xử lý ổ bụng. Vì tin tưởng, gia đình đã làm theo yêu cầu của bác sĩ Hiền ký xác nhận giấy đặt stent tim cho bà tôi” – anh Thắng kể lại.
Ca phẫu thuật đặt stent tim cho bà Đ. được tiến hành từ 12 giờ 00 đến 13 giờ 30 phút ngày 12/10. Lúc này, chưa kịp vui mừng, thì bất ngờ nhân viên của Bệnh viện FV đưa ra thông báo mới, về việc bà Đ. bị thủng ruột, vỡ tạng và phân đã tràn ra ổ bụng. Cần phải tiến hành mổ để vệ sinh ổ bụng và chữa ruột bị thủng. Song, tỉ lệ thành công ca mổ chỉ là 0,1%, vì khi đặt stent tim đã tạo ra biến chứng cục máu đông.
“Gia đình chúng tôi cảm thấy cách làm việc của Bệnh viện FV rất vô lý, vì nếu đặt stent tim sẽ không xử lý được ổ bụng, bà tôi chắc chắn sẽ mất mạng, vậy thì đặt stent tim làm gì cho đau đớn và tốn kém? Vì sao Bệnh viện FV không tư vấn trước cho gia đình tôi điều này, mà đợi đặt stent tim xong mới thông báo. Và quan trọng hơn nữa là bà tôi mất vì bị biến chứng hình thành cục máu đông sau đặt stent tim hay vì bị thủng ruột, vỡ tạng, điều này cũng cần ngành y tế có chức năng vào cuộc phải làm rõ” – anh Thắng bức xúc.
Dù luôn hi vọng bà Đ. khoẻ lại, song anh Thắng và gia đình vẫn phải bỏ cuộc khi chính một bác sỹ của FV khẳng định dù có mổ ổ bụng thì khả năng bà Đ. tử vong vẫn là 99,9%. Vì vậy, theo nguyện ý của bà, gia đình đã làm thủ tục cho bà Đ. xuất viện, để bà được về nhà quây quần bên con cháu trong những phút cuối đời.
Thanh toán hơn 282 triệu đồng tiền viện phí cho Bệnh viện FV, vào lúc 09 giờ 50 ngày 13/10, gia đình anh Thắng hoàn thành thủ tục để bà Đ. xuất viện. Về đến nhà, khoảng 25 phút sau (tức vào lúc 10 giờ 15 phút) cùng ngày 13/10, bà Đ. đã tử vong.
Một phần chi phí mà gia đình anh Thắng chi trả cho Bệnh viện FV khi bà Đ. vừa nhập viện cấp cứu.
Bệnh viện FV nói gì?
Để làm rõ những phản ánh của anh Thắng, ngày 6/11, PV báo Kinh tế & Đô thị đã gửi nội dung câu hỏi cho Bệnh viện FV để có thông tin hai chiều về vụ việc. Tuy nhiên, phản hồi lại, đại diện Bệnh viện FV yêu cầu cung cấp: Thư khiếu nại và kêu cứu mà ông Nguyễn Xuân Trường Thắng gửi đến báo; Giấy ủy quyền hợp pháp theo pháp luật của con của bệnh nhân (ở đây là con ruột của bà Đ.) cho anh Thắng vì anh Thắng chỉ là cháu ngoại.
Xét thấy những yêu cầu của Bệnh viện FV là không phù hợp, PV báo Kinh tế & Đô thị đã giải thích cặn kẽ về việc báo Kinh tế & Đô thị là cơ quan báo chí thực hiện chức năng đưa thông tin và nhận phản ánh từ các bên dựa trên sự việc liên quan, chúng tôi không làm đại diện hợp pháp cho bất kỳ bên nào để đứng ra giải quyết. Vì vậy, yêu cầu cung cấp Giấy ủy quyền đại diện cho gia đình đứng ra giải quyết của Bệnh viện FV là điều không phù hợp.
Đồng thời, cũng theo tinh thần của Luật báo chí, khi có thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân thì báo Kinh tế & Đô thị tiến hành liên hệ tổ chức, cá nhân liên quan để ghi nhận thông tin nhằm xác minh và phản ánh nguồn tin được đa chiều. Trong vụ việc này, báo Kinh tế & Đô thị, đã căn cứ trên đơn của bạn đọc (cụ thể là anh Thắng) để từ đó liên hệ và tiến hành gửi nội dung cho Bệnh viện FV. Luật báo chí không buộc cơ quan báo chí khi xác minh, phản ánh và liên hệ (với tổ chức, cá nhân liên quan) phải cung cấp toàn bộ đơn thư khiếu nại và kêu cứu của bạn đọc.
Do đó, yêu cầu cung cấp đơn thư của bạn đọc từ phía Bệnh viện FV một lần nữa là không phù hợp.
Một ngày sau, tức ngày 7/11, đại diện Bệnh viện FV phản hồi lại PV báo Kinh tế & Đô thị, với nội dung được khẳng định là trả lời chính thức của Bệnh viện FV. Theo đó, Bệnh viện FV cho biết, đang trực tiếp làm việc với gia đình của bệnh nhân. Sau khi có kết quả sẽ thông báo cho báo Kinh tế & Đô thị.
Và đến sáng nay (10/11), báo Kinh tế & Đô thị ghi nhận chưa nhận được phản hồi cụ thể nào về vụ việc từ phía Bệnh viện FV.
Vậy, đặt stent tim là gì? Những biến chứng nào có thể gặp sau đặt stent tim? Có hay không những tắc trách trong quá trình cấp cứu và điều trị cho bà Đ. tại Bệnh viện FV?...
Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Cấp cứu tại Bệnh viện FV: Bệnh nhân mất gần 18 triệu đồng tiền phí xét nghiệm Covid-19 Như Tieudung.vn đã thông tin trước đó, ngày 12/10, bà N.T.Đ. (84 tuổi) được gia đình đưa đến Bệnh viện FV cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội. Tuy nhiên, bất chấp việc bà Đ. đã lớn tuổi, đã tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19, nhập viện trong tình trạng cấp cứu, các y bác sĩ của Bệnh viện FV vẫn yêu cầu bà Đ. phải thực hiện 3 lần xét nghiệm Covid-19. Bao gồm, test nhanh kháng nguyên (500.000 đồng), xét nghiệm PCR SAR-CoV-2 (3,2 triệu đồng) và xét nghiệm PCR nhanh SAR-CoV-2 (5,3 triệu đồng). Ngoài 9.000.000 đồng nói trên, FV còn thu của gia đình bà Đ. tiền phí cách ly trong thời gian chờ kết quả PCR Covid-19 dưới 12 giờ là 1.980.000 đồng. Và khi bà Đ. đã có kết quả test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm PCR nhanh SAR-CoV-2 “âm tính”, thì bệnh viện vẫn tiếp tục thu thêm 1 khoản tiền 6.960.000 đồng, gọi là phí cách ly bệnh nhân nhiễm Covid-19 (không bao gồm Jumpsuit)/ngày. Như vậy, tổng tiền liên quan đến xét nghiệm Covid-19 mà gia đình bà Đ. phải chi trả cho Bệnh viện FV là 17.940.000 đồng. |
15/11/2020 09:57:20
05/11/2020 21:52:41
19/11/2020 11:22:30
18/11/2020 11:43:25
22/11/2020 11:34:06
22/11/2020 16:30:08
02/12/2020 09:08:11
03/12/2020 16:15:29
05/12/2020 11:10:20
18/12/2020 09:16:00