Sau khi có kết quả rà soát theo quyết định số 80/QĐ-UBND, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã có đề xuất xem xét "tháo gỡ" và hợp thức hóa hàng loạt những sai phạm đã xảy ra.
Thông tin này được Tổ kiểm tra, rà soát theo quyết định 80/QĐ-UBND cho biết tại báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực hiến đất hình thành đường giao thông để tách thửa trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Theo đó, trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra rà soát toàn bộ các khu vực hiện đất hình thành đường giao thông đề tách thửa trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, Tổ công tác 80 tổng hợp kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét ban hành văn bản gửi Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên - Môi trường về việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với việc bất cập, không đồng nhất trong quá trình triển khai thực hiện Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và Luật Đất đai.
Cụ thể, qua quá trình kiểm tra thực tế trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua xuất hiện tình trạng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo đồng bộ và thống nhất, có sự chồng chéo, ví dụ như theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là đất ở, đất cây xanh thì quy hoạch sử dụng đất là đất khác hoặc ngược lại. Tình trạng này diễn ra phố biến trong toàn tỉnh và đã ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và đất đai của chính quyền địa phương, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người sử dụng đất.
Trong khi đó, vấn đề cốt lõi của việc lập quy hoạch là tổ chức không gian sống, không gian cảnh quan tự nhiên, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không gian sản xuất nông nghiệp,... từ đó các quy hoạch ngành xây dựng, quy hoạch đất đai, quy hoạch giao thông, quy hoạch nông nghiệp và các ngành khác tiếp tục quản lý trên cơ sở quy hoạch không gian được thống nhất và phê duyệt. Hiện nay, trong các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã có thành phần của quy hoạch sử dụng đất; đây là đồ án được lập trên cơ sở Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành xây dựng, dựa trên quy mô dân số và tính toán tổ chức không gian (xác định rõ khu vực bố trí hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, dịch vụ thương mại,... ) cũng như hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, công viên, cây xanh... .).
Do đó, Tổ Công tác 80 đề nghị Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên - Môi trường nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi các quy định liên quan theo hướng chỉ lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với khu vực đã có quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Như vậy, sẽ đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch ngành tài nguyên môi trường và ngành xây dựng.
Sở Xây dựng đề xuất tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với việc bất cập, không đồng nhất trong quá trình triển khai thực hiện Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và Luật Đất đai.
Ngoài ra, Tổ công tác 80 cũng đã đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với việc triển khai quy định về kinh doanh bất động sản. Nội dung đề xuất nêu ra, trong quá trình triển khai Luật Kinh doanh bất động sản, các quy định liên quan và Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022 và thay thế Nghị định số 76/2015/NĐ-CP) chưa quy định rõ bất động sản quy mô nhỏ, hoạt động không thường xuyên phải lập dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.
Trong thời gian vừa qua, xuất hiện tình trạng một số cá nhân đã thu gom đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sang đất ở hoặc phân lô đất ở để chuyển nhượng (bán) cho các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ, tạo nên các khu dân cư mới không đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định. Do đó, kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định này để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.
Trước đó, như Reatimes đã thông tin trong bài Sở Xây dựng Lâm Đồng vừa “phát hiện” lỗ hổng pháp luật mà Quốc hội và Chính phủ chưa biết?, Sở Xây dựng cho biết sẽ xử lý nghiêm vi phạm tại dự án “ma” The Tropicana Garden 1&2 (nếu có). Tuy nhiên, nội dung kiểm tra “bỏ sót” việc xác minh chuỗi dự án ma này có vi phạm Nghị định 76/2015 NĐ-CP hay không.
Theo văn bản số 2762/SXD-TTr, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng gửi các Sở và UBND huyện Bảo Lâm về việc kiểm tra, xử lý thông tin liên quan đến dự án ma và phá rừng tại xã B'lá, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, Sở Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung thông tin trên báo chí phản ánh về dự án “ma” The Tropicana Garden 1&2; xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Việc này nhằm thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về kiểm tra, xử lý thông tin liên quan đến dự án "ma" và phá rừng tại huyện Bảo Lâm.
Dù có nhiều nội dung chuẩn bị, nhưng Sở Xây dựng không biết vô tình hay cố ý, đã “bỏ sót” việc xác minh chuỗi dự án ma này có vi phạm Nghị định 76/2015 NĐ-CP hay không.
Được biết, việc thu hồi sổ đỏ đã cấp, buộc cá nhân lập doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư dự án là câu chuyện đã xảy ra ở Long An, một địa phương trước đây từng là điểm nóng phân lô bán nền vi phạm Nghị định 76/2015 NĐ-CP.
Cụ thể tại Điều 5, Nghị định 76/2015 NĐ-CP, hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bao gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất)…”.
Mặc dù vậy, nhiều cá nhân đầu tư kinh doanh bất động sản với tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng vẫn không lập doanh nghiệp. Điều này gây thất thoát thuế VAT, thuế TNDN và ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch của địa phương.
Để khắc phục những trường hợp sai phạm, địa phương đã yêu cầu các cá nhân phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xin chủ trương lập dự án. Thậm chí có trường hợp đã ra sổ đỏ đứng tên cá nhân nhưng vẫn phải thu hồi lại.
Sở Xây dựng liệu có “bỏ sót” sai phạm cho chuỗi dự án ma The Tropicana Garden
Như Reatimes đã thông tin trong bài “Trùm“ phân lô Lâm Đồng được huyện Bảo Lâm bao che, Sở Xây dựng liệu có bỏ lọt sai phạm?, Sở Xây dựng cho biết sẽ xử lý nghiêm vi phạm tại dự án “ma” The Tropicana Garden 1&2 (nếu có). Tuy nhiên, nội dung kiểm tra “bỏ sót” việc xác minh chuỗi dự án ma này có vi phạm Nghị định 76/2015 NĐ-CP hay không.
Sai phạm phân lô, Lâm Đồng liệu có học theo Long An thu hồi sổ đỏ đã cấp? là vấn đề Reatimes cũng đã thông tin trong bài viết trước. Theo đó, việc thu hồi sổ đỏ đã cấp, buộc cá nhân lập doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư dự án là câu chuyện đã xảy ra ở Long An, một địa phương trước đây từng là điểm nóng phân lô bán nền vi phạm Nghị định 76/2015 NĐ-CP.
Cụ thể tại Điều 5, Nghị định 76/2015 NĐ-CP, hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bao gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất)…”.
Mặc dù vậy, nhiều cá nhân đầu tư kinh doanh bất động sản với tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng vẫn không lập doanh nghiệp. Điều này gây thất thoát thuế VAT, thuế TNDN và ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch của địa phương.
Để khắc phục những trường hợp sai phạm, địa phương đã yêu cầu các cá nhân phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xin chủ trương lập dự án. Thậm chí có trường hợp đã ra sổ đỏ đứng tên cá nhân nhưng vẫn phải thu hồi lại.
Theo Reatimes
15/11/2020 17:23:44
17/11/2020 16:29:44
26/11/2020 20:46:22
29/11/2020 20:34:30
04/12/2020 10:31:03
05/12/2020 11:23:15
05/01/2021 11:25:54
05/01/2021 19:14:43
09/01/2021 10:51:36
10/01/2021 12:58:50
15/11/2020 17:23:44