Trang chủ » Bất động sản » Pháp lý » Chủ sở hữu dự án Apec Mandala Mũi Né: Nghi ngờ công ty IDJ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua “bẫy” chương trình ủy thác kinh doanh căn hộ

Chủ sở hữu dự án Apec Mandala Mũi Né: Nghi ngờ công ty IDJ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua “bẫy” chương trình ủy thác kinh doanh căn hộ

18/11/2024 18:09:36

Sau khi buổi đối thoại yêu cầu dừng việc khoá thang máy và  bỏ thu phí theo số ngày ở căn hộ diễn ra ngày 16.10.2024 giữa đại diện công ty Cổ Phần Đầu Tư IDJ. (gọi tắt là công ty IDJ) và các chủ sở hữu căn hộ tại dự án Apec Mandala Mũi Né không đạt kết quả. Nhiều chủ sở hữu nhận ra mình đã sai lầm khi chọn chương trình uỷ thác kinh doanh cho Công ty IDJ, từ đó làn sóng huỷ uỷ thác xảy ra liên tục, bắt đầu từ cuối tháng 10 dự kiến đến cuối tháng 11 có gần 1000 chủ căn hộ yêu cầu thanh lý hợp đồng uỷ thác, yêu cầu công ty IDJ bàn giao lại nhà.

 

Nhiều chủ sở hữu uỷ thác cho biết, 2 năm dài giao nhà cho công ty IDJ, mỗi năm được sử dụng 30 đêm nghỉ trên căn nhà của mình (gồm 10 đêm thấp điểm, và 20 đêm cao điểm, không bao gồm các ngày lễ tết), nhưng để được sử dụng đêm nghỉ phải thông báo cho công ty IDJ trước 30 ngày ( đối với đêm thấp điểm), 60 ngày đối với đêm cao điểm), họ nhận thấy mua nhà mà khi sử dụng nhà để nghỉ dưỡng thật khó khăn. Mặc dù Công ty IDJ cho rằng phải toàn quyền sử dụng căn hộ mới chủ động khai thác hiệu quả cho việc kinh doanh lưu trú du lịch đem lại lợi nhuận, nhưng thực tế là thì 2 năm nay công ty IDJ luôn báo cáo kinh doanh lỗ, không một căn hộ tham gia chương trình uỷ thác nào nhận được một đồng lợi nhuận.

 

Vì Công ty IDJ quảng cáo chương trình uỷ thác kinh doanh đem lại lợi nhuận cao, tầm 4 năm thu hồi vốn, nên nếu muốn tham gia chương trình này chủ các căn hộ phải chịu mua gói nội thất do Công Ty IDJ cung cấp cao hơn rất nhiều lần so với thị trường tại thời điểm. Nhưng sau 2 năm chủ sở hữu căn hộ ký gửi cho chương trình uỷ thác thì công ty IDJ báo cáo tình hình kinh doanh âm nhưng khi chủ hộ muốn huỷ uỷ thác, nhận lại nhà thì Công ty IDJ lại viện đủ lý do để thu thêm tiền của chủ sỏ hữu từ phạt huỷ uỷ thác hoặc phạt tiền đã nghỉ vượt đêm, quy đổi giá mỗi đêm là 2.200.000 đ/ đêm, nhưng khi báo cáo kinh doanh thì công ty IDJ không báo cáo rõ ràng, chỉ nêu doanh thu là 01 con số và chi phí kinh doanh 01 con số gần bằng doanh thu, không nêu rõ doanh thu này là việc kinh doanh của bao nhiêu đêm bán phòng, mỗi đêm giá bao nhiêu?.

 

 Khi chủ sở hữu thắc mắc thì công ty IDJ lại viện lý do hợp đồng uỷ thác không quy định phải báo cáo chi tiết nên họ không cần cung cấp. Có hợp lý hay không khi nhà chúng ta hợp tác với công ty kinh doanh cho thuê nhưng chúng ta không dược biết công ty đó kinh doanh thế nào, kinh doanh được bao nhiêu đêm, giá mỗi đêm, chi phí mỗi lần đón khách là bao nhiêu, mà chúng ta chỉ cần biết là lỗ hay lời thôi. Và đương nhiên là cái báo cáo lỗ với những con số mơ hồ được báo cáo mãi mãi trong 2 năm nay và chủ sở hữu dự đoán nếu duy trì uỷ thác cũng sẽ tiếp tục lỗ.

 

Có những căn hộ khi huỷ uỷ thác, kiểm tra nhà, chủ sở hữu phát hiện chỉ số điện gần 4200 kw, chia theo chỉ số tiêu thụ trung bình của một ngày khách ở tầm 12kw thì căn hộ năy khai thác liên tục gần 350 ngày, nhưng báo cáo kinh doanh căn hộ đó thì một năm chỉ có hơn 30 triệu tiền cho thuê . Điều này hoàn toàn có căn cứ để chủ sở hữu căn hộ nghi ngờ công ty IDJ đã sử dụng căn hộ trái mục đích, dùng làm nhà cho nhân viên cấp quẩn lý ở tại dự án chứ không kinh doanh.

 

Đa số các căn hộ còn lại thì chỉ số có vài kw điện, thậm chí có căn chưa được 2 kw, chứng tỏ các căn không hề được đưa vào khai thác, nhưng bảng báo cáo kinh doanh vẫn tầm hơn 30 triệu và chi phí hoạt động gần bằng, để cuối cùng sau khi trừ phí quản lý vận hành tính trến m2 thì chủ sở hữu căn hộ còn lại con số âm. Vậy câu hỏi đặt ra cho các trường hợp này liệu có phải công ty IDJ đã khai thác cho thuê căn hộ hay thật sự không có khả năng vận hành kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và không hề cho khách du lịch nghỉ dưỡng ở các căn hộ trên.

 

Nếu đã không có khả năng kinh doanh khai thác cho thuê du lịch hàng ngàn căn hộ nhưng sao công ty IDJ lại kêu gọi chủ sở hữu mua gói nội thất giá cao để tham gia chương trình uỷ thác với bảng lợi nhuận mơ ước. Vậy có căn cứ để nghi mục đích chính chương trình uỷ thác kinh doanh của Công ty IDJ là bán chênh lệch giá cao gói nội thất chứ không phải mục đích hợp tác kinh doanh uỷ thác để khai thác căn hộ cho khách du lịch nghỉ dưỡng.

 

Theo Luật sư Lê Thị Ngọc Anh. – Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, nếu một cá nhân, tổ chức biết rõ bản thân cá nhân/tổ chức không có khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh nào đó để tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng vẫn tìm cách kêu gọi bằng nhiều chiêu thức góp vốn hoặc yêu cầu nhà đầu tư mua sản phẩm giá cao nào đó của cá nhân/ tổ chức để đạt được điều kiện hợp tác sinh lợi nhuận nhằm thu lợi là dấu hiệu vi phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Nếu có căn cứ nghi ngờ mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vi phạm pháp luật hình sự thì người dân cần gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng để được nhà nước bảo vệ theo quy định pháp luật.

 

Hiện tại, các chủ sở hữu căn hộ dự án Apec Mandala Mũi Né bao gồm cả chủ sở hữu tham gia chương trình uỷ thác đã gửi đơn tố cáo lần 2 về nội dung nghi ngờ công ty IDJ lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ Luật Hình Sự và sử dụng tài sản trái phép theo điều 177 Bộ Luật Hình Sự thông qua “bẫy” chương trình uỷ thác kinh doanh căn hộ đến lãnh đạo Tỉnh Bỉnh Thuận để mong được hỗ trợ xử lý, bảo vệ quyền lợi theo pháp luật.

 Thanh Việt

300px-X-600px_-25-09-2021-14-17-13.jpg