Ban giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình vừa có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ VHTT&DL, Tổng Cục TDTT về những sai phạm còn tồn đọng nhiều năm trước, đặc biệt trong đó có đề xuất xin miễm giảm gần 700 tỷ tiền nợ thuê đất do không có khả năng truy thu.
Thất thoát 777 tỷ, mới nộp lại 300 triệu đồng tiền vi phạm
Theo như kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (đơn vị quản lý sân vận động Mỹ Đình, Cung thể thao dưới nước) trong giai đoạn 2009-2018). Cụ thể, mặt cỏ sân được sử dụng tại sân Mỹ Đình là bermuda là loại cỏ được nhập khẩu từ Thái Lan. Được biết, khi triển khai dự án cải tạo mặt sân tập số 2, giá loại cỏ này khi trúng thầu đã được nâng lên gấp hơn 6 lần so với giá cỏ nhập khẩu và khi thực hiện dự án cải tạo mặt sân tập số 1 cũng có nhiều khâu sai quy định khiến đội giá hơn 3,2 tỷ đồng so với giá trị trên thực tế. Ngoài ra, tại dự án cải tạo mặt sân điền kinh, dù không đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm nhưng Công ty TNHH Thể thao Quang Tuyến vẫn trúng thầu thi công, trong đó giá vật liệu tại hợp đồng được nâng lên gần 2,5 lần so với giá nhập khẩu nên dự án đã đội giá hơn 11,6 tỷ đồng.
Được biết, mới đây Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đã có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ VHTT&DL về tiến độ thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, với số tiền gần 700 tỉ đồng bị thất thu, đến thời điểm này Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đang không thể thực hiện truy thu và nhiều khả năng số tiền này có nguy cơ thất thoát. Vì vậy, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đề nghị Tổng cục TDTT báo cáo Bộ VHTT&DL thống nhất với Bộ Tài chính và UBND TP Hà Nội trình Chính phủ cho phép miễn truy thu nộp tiền thuê đất cho Nhà nước.
Sân Mỹ Đình nằm trong Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình được xây dựng từ năm 2003 với kinh phí 53 triệu USD, tương đương khoảng 1.300 tỷ đồng để phục vụ SEA Games năm 22 tổ chức tại Việt Nam. Trải qua gần 2 thập kỷ, sân Mỹ Đình chưa một lần được sửa chữa, chỉnh trang toàn diện, các hạng mục đều xuống cấp là điều hiểu. Đặc biệt, sau trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Australia ngày 7/9 tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, việc xuống cấp của sân lại được chỉ rõ từ mặt cỏ đến các hạng mục như nhà vệ sinh, hệ thống phòng cháy chữa cháy…
Mới nhất, Bộ VHTT&DL đã chỉ đạo ban quản lý sân Mỹ Đình sửa chữa, nâng cấp 6 phòng gồm phòng trọng tài, phòng thay đồ mỗi đội, phòng VAR, phòng giám sát của AFC và phòng họp báo để đạt các yêu cầu đặt ra. Cùng với đó là tiến hành cải tạo mặt sân, đảm bảo chất lượng cho các cầu thủ thi đấu trong thời gian tới.
Phải nói rõ, việc cải tạo sân Mỹ Đình chỉ là biện pháp trước mắt. Bởi điều cần thực hiện và duy trì lúc này của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình là có một cơ chế để có nguồn thu ổn định, đúng quy định của pháp luật, từ đó đảm bảo kinh phí cải tạo, nâng cấp sân thường xuyên cũng như việc chi trả lương cho người lao động (từ tháng 8/2021 đã phải giảm 50% lương của nhân viên). Chắc chắn rằng, cần phải xử lý nghiêm, dứt điểm và truy trách nhiệm đối với các cá nhân cũng như tập thể làm sai tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình.
Theo Phó Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình Trần Văn Chiên, thời gian qua nguồn chính của Khu liên hợp đến từ việc cho DN thuê đất, nhưng hiện tại đã phải đóng cửa để phục vụ việc xây trường đua F1, cùng với đó do dịch Covid-19 nên việc cải tạo là rất khó khăn. Đặc biệt, từ tháng 7/2020 đến nay ngân sách hoạt động của đơn vị này gần như trống rỗng.
28/03/2024 12:49:25
16/04/2023 12:50:55
18/04/2023 12:52:34
01/08/2023 10:12:26
25/10/2023 09:14:27
24/11/2023 21:12:41
22/01/2025 21:21:44
17/04/2025 18:33:37
01/04/2025 18:05:37
27/03/2023 10:11:27