Ngân hàng OCB: Lợi nhuận giảm 35%, nợ xấu tăng và mua bán chứng khoán lỗ gần 330 tỷ đồng

04/08/2022 15:57:41

Kết thúc quý II/2022, Ngân hàng TMCP Phương Đông - MCK: OCB (do ông Trịnh Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT) giảm hơn 35% lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, nợ xấu tăng và mua bán chứng khoán lỗ gần 330 tỷ đồng (giảm gần 186% so với cùng kỳ năm trước).

 

 

 

Kết thúc quý II/2022, Ngân hàng TMCP Phương Đông - MCK: OCB (do ông Trịnh Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT) nợ xấu tăng và mua bán chứng khoán lỗ gần 330 tỷ đồng.
Kết thúc quý II/2022, Ngân hàng TMCP Phương Đông - MCK: OCB (do ông Trịnh Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT) nợ xấu tăng và mua bán chứng khoán lỗ gần 330 tỷ đồng.

 

Theo Báo cáo tài chính quý II/2022 và văn bản “giải trình biến động lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ trên Báo cáo tài chính quý II/2022” của Ngân hàng TMCP Phương Đông (Ngân hàng OCB) gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. HCM thì, trong quý II/2022, nguồn thu nhập lãi thuần của Ngân hàng OCB vẫn tăng trưởng gần 19%, đạt hơn 1.7000 tỷ đồng (tăng hơn 267 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021). So với kế hoạch lợi nhuận hơn 7.000 tỷ đồng năm nay, OCB mới hoàn thành gần 25% chỉ tiêu sau 1/2 thời gian.

 

Thế nhưng, hoạt động mua bán ngoại hối trong quý II/2022 của ngân hàng này giảm hơn 14 tỷ đồng (giảm hơn 64% so với cùng kỳ năm 2021). Đặc biệt, trong khi hoạt động mua bán chứng khoán (chủ yếu là trái phiếu) vốn là điểm mạnh của Ngân hàng OCB trong hai năm qua khi luôn đóng góp trên 20% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng (Đỉnh điểm vào quý IV/2020, OCB từng thu lãi được gần 1.000 tỷ đồng chỉ từ nghiệp vụ kinh doanh trái phiếu). Nhưng, quý II/2022, hoạt động này đã khiến Ngân hàng OCB phải ôm “trái đắng” khi lợi nhuận đi xuống. Trong quý II/2022, ngân hàng của ông Trịnh Văn Tuấn (Chủ tịch HĐQT OCB) lỗ tổng cộng gần 330 tỷ đồng (giảm gần 187% so với cùng kỳ năm 2021).
 

 

Một phần Báo cáo tài chính quý II/2022 của Ngân hàng OCB.
 
Một phần Báo cáo tài chính quý II/2022 của Ngân hàng OCB.

 

Trong văn bản “giải trình biến động lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ trên Báo cáo tài chính quý II/2022” (đính kèm báo cáo tài chính) của Ngân hàng OCB gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, lãnh đạo OCB cho biết kết quả của hoạt động mua bán chứng khoán đi xuống do bị ảnh hưởng bởi điều kiện thị trường diễn biến bất lợi từ tác động chính sách thế giới, tình hình vĩ mô thay đổi. 

 

Nguồn thu từ kinh doanh trái phiếu giảm mạnh khiến tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng OCB trong quý II/2022 đạt hơn 1.800 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ 2021. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng thêm gần 27% (tăng hơn 164 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2021, khiến lợi nhuận thuần trước khi trích lập dự phòng của OCB giảm đến 35% chỉ còn hơn 1.000 tỷ đồng.

 

Cũng trong quý II/2022, Ngân hàng OCB chỉ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 126 tỷ đồng (mức thấp nhất từ đầu năm 2020 đến nay). Về việc nay, Lãnh đạo OCB giải thích đã thắt chặt quản lý rủi ro, xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng từ quý trước nên chi phí dự phòng trong quý vừa qua chỉ ở mức thấp. 

 


 
Trong quý II/2022, nợ nhóm 2 đến nhóm 5 của Ngân hàng OCB cũng tăng cao so với đầu kỳ.
Trong quý II/2022, nợ nhóm 2 đến nhóm 5 của Ngân hàng OCB cũng tăng cao so với đầu kỳ.

 

Ngoài ra, trong quý II này, nợ nhóm 2 đến nhóm 5 của Ngân hàng OCB cũng tăng cao so với đầu kỳ. Theo đó, tại ngày 30/6/2022, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) là hơn 2.931 tỷ đồng (tăng hơn 567 tỷ đồng so với đầu kỳ); nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là gần 527 tỷ đồng (tăng hơn 200 tỷ đồng so với đầu kỳ); nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là gần 686 tỷ đồng (tăng hơn 395 tỷ đồng so với đầu kỳ); nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là hơn 931 tỷ đồng (tăng hơn 198 tỷ đồng so với đầu kỳ).

 

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của Ngân hàng OCB (MCP: OCB) hiện được giao dịch ở vùng giá hơn 18.000 đồng, vốn hóa ngân hàng tương ứng đạt hơn 24.000 tỷ đồng (1,1 tỷ USD). Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu OCB giảm giá hơn 30%, cao hơn mức chung của thị trường.
 

Theo Hoàng Dương - Công Danh/Doanh nghiệp và đầu tư