Mua nhà ở Bình Dương nên chọn khu vực nào?

05/11/2024 15:59:48

Tại tỉnh Bình Dương, TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An là “minh chứng lịch sử” cho việc giá nhà đất tăng vọt và tăng nhiều lần khi có quy hoạch và nâng cấp từ huyện lên thị xã và đô thị IV,III,II và I. 

 

Trên thực tế, giá đất thị trường cực kỳ nhạy bén với các thông tin mở đường, nâng cấp đô thị, do đó giá sẽ “tăng phi mã” khi nắm bắt được các thông tin này, dù mới chỉ là định hướng hay kế hoạch, mục tiêu địa phương, Trung ương đề ra. 

 

Năm 2018-2019, giá đất tại Dĩ An chỉ khoảng 30 triệu/m2, sau khi lên thành phố đã tăng 45-50 triệu/m2. Thuận An cũng từ mức 25-35 triệu/m2 vượt lên đến 40-50 triệu/m2, nhà phố liền kề thậm chí đạt mức 60-70 triệu m2, tỷ lệ tăng giá dao động từ 50 - 60%.

 

Bản đồ định hướng phát triển không gian Phú Giáo đến năm 2024

 

Mới nhất, TP.Tân Uyên và TP.Bến Cát cũng liên tục đón những đợt tăng giá “nóng” khi sau khi chính thức được công nhận từ thị xã lên thành phố vào năm 2023 và 2024. Nhu cầu tìm mua nhà đất tại Tân Uyên tăng 191% và tại Bến Cát là 113% (theo Báo cáo thị trường của Batdongsan.com.vn), từ đó đã trở thành đòn bẩy khiến giá bất động sản sinh lời chỉ trong thời gian ngắn.

 

Với quỹ đất sạch ngày càng khan hiếm tại Bình Dương, huyện Phú Giáo đang trở thành điểm sáng cho các nhà đầu tư. Riêng tháng 04/2022, lượt quan tâm nhà đất Phú Giáo tăng khoảng 17% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Đồng thời, sau khi quy định của Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2025 được công bố, huyện Phú Giáo là một trong hai khu vực được phép phân lô bán nền của tỉnh Bình Dương, đã thúc đẩy thị trường nơi đây nóng trở lại.

 

Về quy hoạch phát triển đô thị, đến năm 2030, huyện Phú Giáo xác định là huyện nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, đến năm 2040 trở thành huyện nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - đô thị. Chính quyền tỉnh Bình Dương và huyện Phú Giáo đang đẩy mạnh đô thị hóa, đưa huyện Phú Giáo trở thành thị xã Phú Giáo vào giai đoạn 2030-2040.

Hưởng lợi từ hạ tầng giao thông chiến lược liên vùng

 

Trong tầm nhìn quy hoạch phát triển của Bình Dương, Phú Giáo là vùng đất quan trọng vì nằm giữa giao điểm với hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Đây cũng là trọng điểm giao thông kết nối liên vùng đi Tây Nguyên, Đông Nam Bộ hoặc xuống ĐB.Sông Cửu Long với các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 13; quốc lộ 14; ĐT 741; đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Đồng Phú; đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Phú Giáo - Chơn Thành – Hoa Lư; Vành đai 3; Vành đai 4; Đường cao tốc Bình Dương - Đồng Phú; đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn – Phú Giáo; đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh; đường sắt Xuyên Á.

 Các tuyến đường huyết mạch của Phú Giáo đều có các khu công nghiệp bao quanh, thuận tiện giao thương kinh tế

 

Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Bình Dương cũng đã công bố thời gian khởi công Vành Đai 4 và tuyến đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Phú Giáo - Chơn Thành – Hoa Lư (tổng mức đầu tư trên 17.408 tỷ đồng) vào tháng 11/2024. Đoạn cao tốc này có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng như tuyến giao thương huyết mạch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố an ninh quốc phòng của vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ, tạo động lực phát triển vùng.

 

Sau khi hoàn thành thông xe tuyến chính cao tốc trong năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án năm 2026 (dự kiến), thời gian di chuyển đến TP.HCM khoảng 25 - 30 phút. Khoảng cách lý tưởng mang đến sự thuận tiện cho cư dân khu vực.

 

Không chỉ tập trung phát triển hệ thống giao thông trong khu vực, trung tâm huyện Phú Giáo còn liên tục nâng cấp mở rộng, xây dựng mới các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đầu tư kết nối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông vùng.

Phát triển khu công nghiệp, bất động sản tăng trưởng bền vững

 

Mục tiêu của tỉnh Bình Dương là tại khu vực phía Nam và phía Đông, các khu công nghiệp đang dần được di dời ra khỏi ba thành phố lớn là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, để tập trung cải tạo bộ mặt đô thị, phát triển thương mại – dịch vụ. Chính vì điều đó, theo quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phú Giáo sẽ là nơi dự trữ không gian phát triển công nghiệp, nhằm giảm tải cho khu vực phía Nam, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với du lịch sinh thái và phát triển công nghiệp xanh, sinh thái.

 

Công viên trung tâm Astro Park, quảng trường Milky Way và các dãy shophouse

 

Bên cạnh các khu công nghiệp hiện hữu như Tam Lập 1-4, Vĩnh Lập 1-2, Bố Lá 1-4, An Thái, An Bình, trên địa bàn Phú Giáo sẽ có thêm VSIP IV quy mô 1.000ha, An Linh 1.000ha, An Bình gần 1.000ha, Vĩnh Lập 1 hơn 750ha, Vĩnh Lập 2 với 500ha…

 

KCN VSIP III liền kề Phú Giáo cũng đã được khởi công xây dựng dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ. KCN Đồng Phú với diện tích lên đến 6.300ha thì đang được xây dựng thần tốc. Khi những khu công nghiệp dần đi vào hoạt động thì  các khu đô thị hiện đại quanh khu công nghiệp sẽ là dòng sản phẩm bất động sản được quan tâm khi nhu cầu cho thuê hoặc ở tăng cao. 

 

Ở trung tâm Phú Giáo, Alana City - Khu đô thị trung tâm công nghiệp Phú Giáo Bình Dương đang đón nhận nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư khi là dự án được bao quanh bởi 12 khu công nghiệp, trong bán kính di chuyển khoảng 5 - 15 phút. Tại vị trí này, khi đầu tư và phát triển dự án, Phương Trường An Group hướng đến việc đón đầu phục vụ cho chuyên gia, lao động trong các khu công nghiệp. Dự án sở hữu 39 tiện ích nội khu, với quy mô hoành tráng như: Trung tâm thương mại Solar Mall, Công viên trung tâm Astro Park, Quảng trường Milky Way, Hệ thống Trường mầm non Montessori Uranus và Trường quốc tế liên cấp Carina, Trung tâm hội nghị Dione Palace, Trung tâm y tế Victoria, Khu liên hợp thể thao và hồ bơi Water Park,... phục vụ được mọi nhu cầu cuộc sống cho cư dân nơi đây.

 Nguyên Ngọc

 

300px-X-600px_-25-09-2021-14-17-13.jpg