Nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho biết, trẻ có EQ cao sẽ hỗ trợ cho sự thông minh được bộc lộ và thậm chí còn giúp gia tăng IQ (chỉ số thông minh). Trẻ có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, trẻ dễ trở thành người cô đơn, không biết vượt qua thất bại… Vậy nên việc phát triển chỉ số EQ cho trẻ vô cùng quan trọng.
Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì chỉ số EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống. Trong đó, cha mẹ chính là những người bạn đồng hành cùng con mình trên chặng đường phát triển.
Giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Tâm lý trẻ em đã chỉ ra rằng: Cha mẹ cần nghiêm khắc với con ở 3 vấn đề dưới đây nếu muốn nâng cao chỉ số EQ của trẻ.
Chưa học nói, trẻ thường khóc hoặc la hét để thể hiện tâm trạng và mong muốn của bản thân. Nhưng khi lớn hơn chút và được học diễn đạt, cha mẹ không nên mù quáng cho phép con thể hiện cảm xúc một cách cực đoan theo kiểu này.
Nếu nhận thấy con mình không muốn giao tiếp khi tâm trạng không tốt, thay vào đó là nổi cơn tức giận, quấy khóc, cha mẹ nên kiểm soát việc này. Trong hoàn cảnh bé tỏ thái độ cáu giận, trước hết, các bậc phụ huynh nên có thái độ thông cảm, vận dụng kỹ năng lắng nghe. Sau đó, bạn nên dành thời gian chia sẻ với con cách xử lý tình huống một cách thích hợp khi rơi vào hoàn cảnh đó.
Thực tế, những trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường không dễ mất bình tình. Những người giỏi kiểm soát cảm xúc không chỉ biết cách giải quyết vấn đề lúc khó khăn mà còn có thể quan tâm đến tâm trạng của mọi người xung quanh. Tất nhiên, những cá nhân như vậy vừa được mọi người yêu quý lại còn có thể suy nghĩ lý trí khi làm việc.
Hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nên con cái họ được bao bọc, nuông chiều thái quá. Lớn lên trong môi trường này, trẻ có suy nghĩ đặt bản thân lên hàng đầu trong mọi việc, không quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh, thậm chí không tôn trọng người khác. Nếu cha mẹ nhận thấy con có dấu hiệu này cần kỷ luật kịp thời. Bạn cần nói cho con hiểu không ai thích chơi với người ích kỷ, dạy con cách chia sẻ hợp tác, nhấn mạnh vào sự đồng lòng, đề cao tinh thần, hợp tác, chia sẻ.
Trẻ có EQ cao thường biết tôn trọng người mọi người xung quanh, không chỉ chấp nhận ý kiến của người khác, mà còn sẵn sàng tiếp nhận những quan điểm trái ngược với mình.
Cha mẹ càng nỗ lực kỷ luật và điều chỉnh thói quen ích kỷ của trẻ. Tương lai, con có nhiều khả năng trở thành người thông minh về mặt cảm xúc.
Nhiều đứa trẻ biết rằng dù ở trường hay ở nhà, chỉ cần bản thân phạm lỗi rất có thể sẽ bị trừng phạt. Để tránh điều này, trẻ sẽ tìm cách nói dối để trốn tránh trách nhiệm của mình khi làm sai điều gì đó, thậm chí còn đổ lỗi cho người khác.
Nếu các bậc cha mẹ thấy con mình cư xử như vậy cần thiết lập tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân cho trẻ. Bạn cần cho con hiểu tầm quan trọng của sự trung thực và giao tiếp trung thực. Điều này sẽ đảm bảo rằng con bạn hiểu là bố mẹ coi trọng sự thật như thế nào.
Song, nếu muốn con mình nói thật, việc quan trọng đầu tiên là các bậc phụ huynh phải thành thật trong mọi vấn đề. Trẻ không thể phân biệt được “lời nói dối vô hại” với những lời nói dối khác. Vì vậy, đừng nói dối với con trẻ. Chúng sẽ biết được điều đó và bắt chước những gì bạn đã nói/làm.
Ngoài ra, hãy nói chuyện với con bạn về điều gì sẽ xảy ra nếu chúng bị bắt gặp nói dối. Thảo luận về hậu quả của việc không trung thực trước khi nó xảy ra có thể đóng vai trò như một biện pháp ngăn chặn và cũng sẽ giúp cả hai biết chính xác phải làm gì nếu/khi nói dối xảy ra.
Theo Đời sống và pháp luật
11/11/2020 14:54:27
12/11/2020 09:30:03
18/11/2020 13:17:04
29/11/2020 10:12:27
16/12/2020 20:02:13
06/01/2021 16:25:44
16/01/2021 11:30:52
22/02/2021 17:32:53
09/03/2021 15:35:28
04/10/2021 13:37:31
11/11/2020 14:54:27