Trang chủ » Doanh nghiệp » Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng cải chính, xin lỗi công ty sữa Vinamilk

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng cải chính, xin lỗi công ty sữa Vinamilk

11/03/2021 10:14:35

Ban Biên tập Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chân thành xin lỗi Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng bạn đọc về những sai sót trên.

 

Từ ngày 09/4/2019 đến ngày 15/4/2019, xuất phát từ mong muốn học sinh trên địa bàn Hà Nội được thụ hưởng Chương trình Sữa học đường đúng với các quy định của Nhà nước, Bộ phận thực hiện nội dung của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (nay là Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam) đăng một số bài viết phản ánh về sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cung cấp cho Chương trình Sữa học đường tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020, cụ thể:

- Bài "Vinamilk pha vượt quy định 14 loại vitamin, khoáng chất vào Sữa học đường Hà Nội" đăng trên chuyên mục Giáo dục 24H hồi 11:06 ngày 09/4/2019;

- Bài "Ai phải chịu trách nhiệm về việc pha thêm 14 chất khác vào Sữa học đường Hà Nội" đăng trên chuyên mục Giáo dục 24H hồi 06:05 ngày 10/4/2019;

- Bài "Học sinh Hà Nội đang uống thực phẩm chức năng mà cứ ngỡ Sữa học đường?" đăng trên chuyên mục Giáo dục 24H hồi 10:06 ngày 12/4/2019;

- Bài "Sản phẩm của Vinamilk trái quy định hồ sơ mời thầu Sữa học đường Hà Nội" đăng trên chuyên mục Giáo dục 24H hồi 07:57 ngày 13/4/2019;

- Bài "Đừng lấy sức khỏe trẻ em Hà Nội tham gia Sữa học đường ra đánh cược cho Vinamilk" đăng hồi 08:46 ngày 15/4/2019.

Sau khi Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam khởi kiện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thụ lý, đưa ra xét xử ngày 30/9/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm ngày 28/01/2021, trong đó tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đối với bị đơn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (Tên trước khi chuyển đổi là Báo điện tử Giáo dục Việt Nam); Buộc Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phải đăng lời cải chính, xin lỗi công khai; Buộc Tạp chí điện tử Giáo dục phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng trong 5 bài viết trên…

Ngày 31/01/2021 Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã gỡ bỏ các bài viết trên theo phán quyết phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Ngày 09/03/2021 Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bản án dân sự phúc thẩm số 54/2021/DS-PT ngày 28/01/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc "tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí".

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam xin cải chính các thông tin đã đăng trong 5 bài viết trên về sản phẩm Vinamilk cung cấp cho Chương trình Sữa học đường Hà Nội là thực phẩm chức năng, không phải sữa tươi theo QCVN 5-1:2010/BYT, không đúng Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế, sản phẩm này cũng không đúng yêu cầu kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát hành, mà Tòa đã xác định “đây là những nhận định mang tính chủ quan, thiếu căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý, không đúng sự thật khách quan...”

Ban Biên tập Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chân thành xin lỗi Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng bạn đọc về những sai sót trên, đồng thời sẽ xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan theo Nội quy của Tòa soạn.

Theo quy định của pháp luật, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam xin đăng toàn văn văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc đã đăng là sai sự thật: Bản án dân sự phúc thẩm số 54/2021/DS-PT ngày 28/01/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí”:

NHÂN DANH

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:

Thẩm phán-Chủ tọa phiên tòa: Bà Trần Thị Thu Nam

Các thẩm phán: Ông Trương Chí Anh

Bà Nguyễn Thu Hồng

- Thư ký phiên tòa: Bà Trần Thị Hương Lan, Thư ký Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội: Bà Nguyễn Mai Thanh - Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

Ngày 28 tháng 02 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 471/2020/TLPT-DS ngày 09 tháng 11 năm 2020 về việc "Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí".

Do bản án dân sự sơ thẩm số 27/2020/DS-ST ngày 30/9/2020 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét phúc thẩm số 07/2020/QĐ-PT ngày 04 tháng 01 năm 2021, giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK)

Địa chỉ: Số 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Người đại diện theo pháp luật: Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc

Người đại diện theo ủy quyền:

1. Ông Phạm Trường Giang, sinh năm 1992 (có mặt tại phiên tòa).

2. Ông Đỗ Mạnh Linh, sinh năm 1989 (có đơn xin xét xử vắng mặt).

3. Ông Đoàn Minh Sơn, sinh năm 1990 (có đơn xin xét xử vắng mặt).

4. Ông Lê Minh Quang, sinh năm 1994 (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Cùng địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Charmv it, số 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Hoàng Văn Dũng, ông Nguyễn Văn Thái - Luật sư Công ty Luật TNHH Bross và cộng sự; ông Nguyễn Hồng Bách - Luật sư Công ty Luật TNHH Hồng Bách và cộng sự, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (ông Dũng, ông Thái và ông Bách đều có mặt tại phiên tòa).

Bị đơn:

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (Tên trước chuyển đổi: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam); Trụ sở: Tầng 6B, số 14-16 phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Tiến Bình - Tổng Biên tập.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phan Doãn Phúc - Tổng Thư ký Tòa soạn (theo Giấy ủy quyền ngày 25/01/2021. Ông Phúc có mặt tại phiên tòa).

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: Ông Nguyễn Hoàng Tiến - Luật sư Văn phòng Luật sư Đức Thịnh thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (ông Tiến có mặt tại phiên tòa).

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo đơn khởi kiện và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn - Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và người đại diện theo ủy quyền trình bày:

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) là đơn vị trúng thầu và ký hợp đồng cung cấp Sữa tươi học đường cho các Trường mầm non, Trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, theo Quyết định số 1340/QĐ-TTG ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020”.

Toàn bộ sản phẩm Sữa học đường do VINAMILK cung cấp đều được công bố đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo Bản tự công bố sản phẩm số 16-C2/VNM/2018 cho sản phẩm “Sữa tươi tiệt trùng không đường nhãn hiệu VINAMILK 100% Sữa tươi - Học đường” và Bản tự công bố sản phẩm số 17-C2/VNM/2018 cho sản phẩm “Sữa tươi tiệt trùng có đường Nhãn hiệu VINAMILK 100% Sữa tươi - Học đường”. Các công bố sản phẩm đã được Ban an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận và đăng trên trang thông tin điện tử của Ban an toàn thực phẩm và của VINAMILK.

Sản phẩm được chế biến từ sữa bò tươi nguyên liệu đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thành phần có đường hoặc không đường, không sử dụng chất bảo quản. Sản phẩm phù hợp với Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc “Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020”;

Chất lượng sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn QCVN 5-1:2010/BYT ban hành ngày 02/6/2010 của Bộ Y tế về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm sữa dạng lỏng”;

Sản phẩm đã được công bố chất lượng với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Nhãn Sữa học đường được ghi trên từng đơn vị sản phẩm, việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ;

Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đã được cơ quan chức năng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Ngoài thành phần dinh dưỡng có sẵn trong sữa tươi nguyên liệu, Sữa học đường có các thành phần bổ sung bắt buộc theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: “Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020”. Sản phẩm “Sữa tươi tiệt trùng nhãn hiệu Vinamilk 100 Sữa tươi - học đường” hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về chất lượng được quy định tại các văn bản nêu trên.

Ngoài 03 vi chất bắt buộc, sản phẩm Vinamilk cung cấp cho Chương trình Sữa học đường Hà Nội còn được bổ sung 10 (mười) Vitamin gồm Vitamin PP (B3), Vitamin C, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin K1, Vitamin B6, Vitamin B5, Acid Folic, kèm theo là 04 (bốn) khoáng chất gồm Iod, Kẽm, Đồng, Selen. Việc này hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cũng như không vi phạm điều cấm của pháp luật vì Quyết định số 1340 của Thủ tướng Chính phủ không cấm bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác vào sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường: Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định sản phẩm Sữa học đường là Sữa tươi được bổ sung vi chất dinh dưỡng. Do đó, Vinamilk dã cân đối, bổ sung 03 loại vi chất dinh dưỡng nêu trong Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời bổ sung thêm 14 vi chất dinh dưỡng khác nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng không vượt quá so với Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và không vượt quá mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng. Việc bổ sung này là giá trị cộng thêm hoàn toàn có lợi cho sức khỏe và không vi phạm điều cấm của pháp luật.

Việc bổ sung các vi chất này còn phù hợp với Công văn số 437/DDHĐ&NN ngày 17/9/2018 gửi Cục An toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế đã đề xuất bổ sung các vi chất vào sữa sử dụng trong Chương trình Sữa học đường gồm sắt, canxi, Vitamin D kèm theo đó là hàm lượng khuyến nghị bổ sung trong mỗi 100ml sữa. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội cũng có Công văn số 3976/SGDĐT-KHTC ngày 21/9/2018 về việc sửa đổi Hồ sơ mời thầu gói thầu Mua sữa thuộc Đề án Sữa học đường thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020. Theo đó, tại Mục 2 về Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu trong 100 ml sữa tươi tiệt trùng (có đường hoặc không đường), Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội yêu cầu các nhà thầu bổ sung các vi chất gồm sắt, canxi, Vitamin D kèm theo là hàm lượng cần bổ sung.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng các bài báo, với nội dung quy kết chủ quan, sai sự thật cho rằng sản phẩm Sữa tươi học đường do VINAMILK cung cấp cho Chương trình Sữa học đường Hà Nội vi phạm Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Các quy kết này gây hoang mang trong nhân dân, khiến dư luận hiểu sai sự thật về sản phẩm của VINAMILK, xâm hại danh dự, uy tín, hình ảnh của VINAMILK và gây thiệt hại trực tiếp tới quyền lợi vật chất của VINAMILK khi đồng loạt các phụ huynh, Nhà trường tạm ngừng việc cho học sinh sử dụng sữa học đường, doanh số kinh doanh của VINAMILK giảm sút rõ rệt. Các bài báo có nội dung quy kết gồm:

- Bài "Vinamilk pha vượt quy định 14 loại vitamin, khoáng chất vào Sữa học đường Hà Nội";

- Bài "Ai phải chịu trách nhiệm về việc pha thêm 14 chất khác vào Sữa học đường Hà Nội" ;

- Bài "Học sinh Hà Nội đang uống thực phẩm chức năng mà cứ ngỡ Sữa học đường?";

- Bài "Sản phẩm của Vinamilk trái quy định hồ sơ mời thầu Sữa học đường Hà Nội";

- Bài "Đừng lấy sức khỏe trẻ em Hà Nội tham gia Sữa học đường ra đánh cược cho Vinamilk".

Điển hình trong bài báo này, Báo Giáo dục quy kết: “Sản phẩm Vinamilk cung cấp cho Chương trình Sữa học đường Hà Nội là thực phẩm chức năng, không phải sữa tươi theo QCVN 5-1:2010/BYT, không đúng Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế. Sản phẩm này cũng không đúng yêu cầu kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát hành, nhưng không hiểu sao lại lọt được vào Chương trình Sữa học đường tại Thủ đô”.

Nguyên đơn khẳng định tất cả các quy kết về việc Vinamilk cung cấp sản phẩm Sữa học đường vi phạm Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ đều là cáo buộc chủ quan, không có cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học nhằm hạ thấp uy tín, hình ảnh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quyền lợi hợp pháp của Vinamilk.

Đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào kết luận việc cung cấp sản phẩm Sữa học đường của Vinamilk cho Hà Nội là vi phạm Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Thanh tra Bộ Y tế đã có ý kiến trả lời các trang thông tin truyền thông khác về việc Vinamilk đưa 10 vi chất, 4 chất khoáng vào sản phẩm Sữa học đường là tốt, không trái với quy định của pháp luật.

Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, sau khi khởi kiện, sửa đổi, bổ sung và rút một phần yêu cầu, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu:

- Buộc Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phải đăng lời cải chính, xin lỗi công khai trên báo chí theo quy định tại K1, Điều 42, Luật Báo chí;

- Gửi văn bản thông báo đã hoàn thành việc cải chính và xin lỗi công khai nói trên cho Vinamilk theo K1 Điều 42 Luật Báo chí;

- Buộc Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Báo chí và khoản 1 Điều 42 Luật Báo chí đối với loạt bài:

1. Bài "Vinamilk pha vượt quy định 14 loại vitamin, khoáng chất vào Sữa học đường Hà Nội" do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 11:06 ngày 09/4/2019;

2. Bài "Ai phải chịu trách nhiệm về việc pha thêm 14 chất khác vào Sữa học đường Hà Nội" do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 06:05 ngày 10/4/2019;

3. Bài "Học sinh Hà Nội đang uống thực phẩm chức năng mà cứ ngỡ Sữa học đường?" do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 10:06 ngày 12/4/2019;

4. Bài "Sản phẩm của Vinamilk trái quy định hồ sơ mời thầu Sữa học đường Hà Nội" do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 07:57 ngày 13/4/2019;

5. Bài "Đừng lấy sức khỏe trẻ em Hà Nội tham gia Sữa học đường ra đánh cược cho Vinamilk" do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 08:46 ngày 15/4/2019.”

- Buộc phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí.

Các nội dung khác trong đơn khởi kiện ngày 17/4/2019 cũng như đơn sửa đổi bổ sung và rút 1 phần yêu cầu khởi kiện ngày 30/6/2020 vẫn được giữ nguyên. Bảo lưu quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong 1 số vụ dân sự khác.

Bị đơn – Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam và người đại diện theo ủy quyền trình bày:

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nay là Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có tuyến bài phân tích, phản biện, góp ý làm sao thực hiện đúng Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ các loại sữa tươi đúng quy định mới được sử dụng cho chương trình Sữa học đường. Sau loạt bài Báo đã đăng, tỉnh Khánh Hòa đã quyết định sử dụng sữa tươi cho Chương trình Sữa học đường từ năm 2019-2020, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng quyết định cho sử dụng sữa tươi cho Chương trình sữa học đường từ Qúy II/2019.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng có tuyến bài phân tích, phản biện, góp ý về cách thức triển khai chương trình để đảm bảo tính cạnh tranh, giảm rủi ro, tăng minh bạch cho cộng đồng giám sát.

Về 14 vi chất dinh dưỡng được pha thêm vào sản phẩm Vinamilk cung cấp cho Chương trình Sữa học đường Hà Nội mà Báo phản ánh là không đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ, quy định của Bộ Y tế cũng như Hồ sơ mời thầu của Hà Nội, khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế với UBND thành phố Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở, dựa vào các văn bản sau :

1.Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ghi rõ :

Ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường đến năm 2020; quy định về nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối và sử dụng ; quy định về mức sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường.

Về vi chất, Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu : “đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020”.

Theo Điều 3 Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ muốn bổ sung 3 vi chất này vào sữa tươi, Bộ Y tế cần ban hành quy định về sản phẩm sữa tươi bổ sung thêm 3 vi chất cụ thể mỗi vi chất bao nhiêu, lúc đó doanh nghiệp mới có cơ sở pháp lý triển khai.

2. Quyết định 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế quy định tạm thời về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường quốc gia :

Các sản phẩm sữa tươi thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa tươi dạng lỏng QCVN 5-1 :2010/BYT đáp ứng các quy chuẩn về kỹ thuật và quy định về quản lý của quy chuẩn này được sử dụng trong chương trình Sữa học đường.

Bộ Y tế cũng giao Viện Dinh dưỡng và các đơn vị nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ Việt Nam và quy định của quốc tế, đề xuất bổ sung và sữa dùng cho Chương trình Sữa học đường phù hợp với các nhóm đối tượng trẻ em mẫu giáo, tiểu học để đáp ứng được mục tiêu và chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30/6/2017.

Cho đến thời điểm Vinamilk khởi kiện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Bộ Y tế chưa ban hành Thông tư nào về sữa tươi bổ sung vi chất thay thế Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế.

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1 :2010/BYT.

Phạm vi điều chỉnh : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng không áp dụng đối với thực phẩm chức năng ; 4 loại sữa tươi theo QCVN 5-1 :2010/BYT được phép sử dụng cho Chương trình sữa học đường.

Loại 1, sữa tươi nguyên chất thanh trùng:

Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa hoặc bất cứ thành phần nào khác kể cả phụ gia thực phẩm, đã qua thanh trùng.

Loại 2, sữa tươi thanh trùng:

Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa, có thể bổ sung đường và các loại nguyên liệu khác, ví dụ như nước hoa quả, ca cao, cà phê, phụ gia thực phẩm đã qua thanh trùng.

Loại 3, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng

Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa hoặc bất cứ thành phần nào khác kể cả phụ gia thực phẩm đã qua tiệt trùng.

Loại 4, sữa tươi tiệt trùng

Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa, có thể bổ sung đường và các loại nguyên liệu khác, ví dụ như nước hoa quả, ca cao, cà phê, phụ gia thực phẩm đã qua tiệt trùng.

Khi Bộ Y tế chưa ban hành quy định mới về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường bổ sung thêm các vi chất nào, cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho Chương trình sữa học đường vẫn là Quyết định 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế, cụ thể là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại sữa dạng lỏng QCVN 5-1 :2010/BYT. Điều này được Bộ Y tế nhắc lại trong văn bản số 2673/BYT-BM-YE ngày 15/5/2019.

Quy chuẩn QCVN 5-1 :2010/BYT này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng, còn 2 sản phẩm của Vinamilk cung cấp cho Chương trình sữa học đường tại Hà Nội là thực phẩm bổ sung, thuộc nhóm thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý theo Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, chứ không còn là sữa tươi theo QCVN 5-1 :2010/BYT hiện do Bộ Công thương quản lý.

4.Hồ sơ mời thầu Gói thầu 01 Mua sữa cho Chương trình sữa học đường Hà Nội : Công văn số 4801/ATTP-KN ngày 21/9/2018 của Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế phúc đáp đề nghị của UBND thành phố Hà Nội về việc bổ sung vi chất vào sữa học đường, kèm theo công văn số 437/DDHĐ&NN ngày 17/9/2018 của Viện Dinh Dưỡng khuyến nghị bổ sung 3 vi chất:

Vitamin D: 1,0 g - 1,4 g

Sắt (Fe): 1,4 mg - 1,9 mg

Canxi (Ca): 114 mg- 150 mg

Đây mới chỉ là khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng tham mưu để Cục An toàn thực phẩm trả lời câu hỏi của UBND thành phố Hà Nội, chưa phải quy định của Bộ Y tế theo tinh thần chỉ đạo của Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ nên chưa có giá trị pháp lý.

<p style="box-sizing: border-box; margin-top: 0px; margin-bottom: 18px; line-height: 2.6rem; color: #222222;

300x300_-30-10-2021-15-12-46.png Hình ảnh bò và bé trên khinh khí cầu_-11-04-2023-17-32-22.jpg