Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi Uỷ ban Kinh tế, Quốc hội, có 13 doanh nghiệp lớn lĩnh vực bất động sản vay nợ qua phát hành trái phiếu số vốn trên 100.054 tỷ đồng (4,3 tỷ USD), cùng đó 13 ngân hàng thương mại cổ phần phát hành hơn 178.100 tỷ đồng tiền trái phiếu (tương đương 7,7 tỷ USD).
20 ông lớn bất động sản ôm nợ 4,3 tỷ USD phát hành trái phiếu
Tổng cộng nhóm 33 ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản đã và đang ôm số nợ từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp với số vốn 276.000 tỷ đồng (tương đương 12 tỷ USD).
33 ông lớn bất động sản, ngân hàng "ôm nợ" 12 tỷ USD phát hành trái phiếu - Ảnh 1.
Hàng loạt doanh nghiệp, ngân hàng ôm nợ phát hành trái phiếu trăm nghìn tỷ đồng năm 2021.
Cụ thể, 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất năm 2021, có tổng số nợ lên tới gần 100.054 tỷ đồng (trên 4,3 tỷ USD), lãi vay trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp dao động từ 8%/năm đến 12,9%/năm.
Cụ thể, nhóm doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về nợ vay trái phiếu doanh nghiệp trong năm vừa qua gồm: Công ty CP đầu tư và xây dựng Hưng Thịnh Phát với số phát hành hơn 9.600 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Vạn Tường Phát với hơn 8.000 tỷ đồng.
Đáng nói nhất, hai công ty có phát hành vớn lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu là CP Osaka Garden phát hành 7.700 tỷ đồng, gấp 28,5 lần vốn chủ sở hữu 270 tỷ đồng; Công ty TNHH kinh doanh bất động sản Mediterranena Revival Villas phát hành 7.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, gấp 47 lần so với vốn chủ sở hữu 153 tỷ đồng.
Hai doanh nghiệp này có lãi suất phát hành bình quân khá cao từ 8,0% đến 11%.
Nhóm doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Hoàng Phú Vương phát hành 4.670 tỷ đồng trái phiếu, gấp gần 6 lần vốn chủ sở hữu và có lãi suất 12,9%, mức cao nhất trong top 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Residence phát hành hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu, gấp 6 lần vốn chủ sở hữu, lãi suất trái phiếu 9,8%.
Nhóm 13 ngân hàng ôm nợ trái phiếu 7,7 tỷ USD
Tham gia vào hoạt động phát hành còn có rất nhiều ngân hàng thương mại khác nhau. Cụ thể, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) đứng đầu với số phát hành lớn 22.700 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là 22.200 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 18.847 tỷ đồng, Tiên Phong Bank 17.100 tỷ đồng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là 15.990 tỷ đồng, SHB: 12.400 tỷ đồng, Ngân hàng Phương Đông và Ngân hàng An Bình 11.000 tỷ đồng.
Liên quan đến hoạt động trái phiếu, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong hệ thống.
8 ngân hàng thương mại sẽ nằm trong kế hoạch thanh tra gồm Techcombank, HDBank, TPBank, SHB, PVComBank, VietBank, SeABank và Baoviet Bank.
Hoạt động trên nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong các công điện về tăng cường quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Theo An Linh/Dân việt
09/11/2020 16:02:02
09/11/2020 16:03:00
23/11/2020 16:31:17
08/12/2020 20:46:39
12/01/2021 15:26:45
15/01/2021 14:38:47
18/01/2021 14:16:20
23/01/2021 09:38:17
24/01/2021 15:58:04
25/01/2021 13:38:31