Trang chủ » Doanh nghiệp » Doanh nghiệp ồ ạt nhập khẩu cá tầm trái với Chỉ thị của Thủ tướng

Doanh nghiệp ồ ạt nhập khẩu cá tầm trái với Chỉ thị của Thủ tướng

02/04/2021 11:08:11

Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ “cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam”, song 7 doanh nghiệp vẫn được cơ quan nhà nước cho thông quan nhập khẩu 337 tấn cá tầm Xibêri từ Trung Quốc về Việt Nam.

Nhiều cơ quan nhà nước “tắc trách”?

Đánh giá động vật hoang dã tiềm ẩn nguy cơ cao làm lây lan dịch bệnh Covid - 19, ngày 28/01/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg (Chỉ thị 05) về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chúng mới của Vi rút Corona gây ra, trong đó có yêu cầu “cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam”.

Ngay sau Chỉ thị 05, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam lập tức dừng cấp phép nhập khẩu động vật hoang dã. Tuy nhiên, dù có nhiều công văn qua lại giữa các Bộ, thực tế vẫn có hàng ngàn tấn cá tầm thuộc phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế động vật, thực vật hoang dã nguy cấp vẫn trót lọt vào  Việt Nam, thậm chí nhập khẩu bằng đường chính ngạch.

Doanh nghiệp ồ ạt nhập khẩu cá tầm trái với Chỉ thị của Thủ tướng

Cá tầm nhập lậu tràn lan, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người  và môi trường sản xuất cá tầm tại Việt Nam

Theo nguồn tin của Kinh tế và Đô thị, trong thời gian từ 28/1/2020 đến ngày 23/7/2020, tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung 7 doanh nghiệp được các cơ quan Nhà nước cho thông quan nhập khẩu từ Trung Quốc 337 tấn cá tầm Xiberi (tên khoa học: Acipenser baerii, thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) gồm: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thanh Tú (160 tấn); Công ty TNHH thủy hải sản Sỹ Hưng (52 tấn); Công ty TNHH đầu tư và xuất nhập khẩu An Hung (52 tấn); Công ty TNHH đầu tư hải sản Hải Yến (45 tấn); Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Nguyệt Vượng (3 tấn); Công ty cổ phân XNK Thảo Nguyên (6 tấn); Công ty TNHH MTV Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Xuân Phúc (19 tấn).

Tổng số 337 tấn cá tầm Xibêri sau khi nhập về Việt Nam đã được các doanh nghiệp bán ra thị trường ở Hà Nội và các tinh lân cận.

Nguồn tin này cũng chỉ rõ 3 cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động làm thủ tục nhập khẩu cá tầm cho 7 doanh nghiệp gồm: Các Chi cục hải quan cửa khẩn Việt Nam-Trung Ouốc; Cục Thú y Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm kiểm dịch các cửa khẩu (Móng Cái - Quảng Ninh, Kim Thành - Lào Cai, Hữu Nghị - Lạng Sơn).

“Qua làm việc được biết trong thời gian này các Chi cục hải quan, Trạm kiểm dịch cửa khẩu, Cục Thú y không nhận được thông báo của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về việc dừng hiệu lực đối với các giấy phép Cites nhập khẩu đã dược cấp trước đó, nên các đơn vị vẫn căn cứ hổ sơ đầy đủ của doanh nghiệp để làm các thủ tục kiểm dịch và nhập khẩu cá tầm về Việt Nam. Mặt khác, việc nhận thức chủ quan của cán bộ thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu, Trạm kiểm dịch cửa khẩu, Cục Thú y cho rằng cá tầm được nuôi tại các trang trại của Trung Quốc không là động vật hoang dã, không nằm trong nội dung của Chỉ thị 05 nên đã cho thông quan các lô hàng”, nguồn tin cho biết.

Cũng theo nguồn tin, qua các tài liệu thu thập được, cho thấy hoạt động nhập khẩu và làm thù tục nhập khẩu các lô cá tầm Xibêri của các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước nói trên là trái với chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, đã  Lãnh đạo Bộ Công an kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) có biện pháp chấn chỉnh các đơn vị, cá nhân liên quan trong việc nhập khẩu 337 tấn cá tầm Xibêri.

Tăng cường kiểm soát nhập khẩu cá tầm

Phát hiện Công ty TNHH  & XNK An Hưng và Công ty TNHH Đầu tư & XNK An Hưng nhập khẩu cá tầm Xiberi, ngày 30/3, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã có thông cáo báo chí cụ thể về việc xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu.

 

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 20/3, cơ quan này đã tổ chức cuộc họp với đại diện các đơn vị của Bộ NN&PTNT (Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam, Viện Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản 1), Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật để bàn phương án và phối hợp xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu vi phạm.

Tại cuộc họp, các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT đều thống nhất cá tầm ghi trong Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam phải là cá tầm thuần chủng, không phải con lai; việc cấp Giấy phép cũng chỉ áp dụng đối với loài cá tầm thuần chủng.

Vì vậy, trong thời gian tới để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ cả tầm nhập khẩu, kịp thời ngăn chặn việc nhập khẩu cá tầm không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 26/2019/ND-CP ngày 08/3/2019 của Chính phú, không đúng với Giấy phép Cites, Tổng cục Hải quan chỉ đạo, Cục Hải quan các tỉnh biên giới, Cục Điều tra chống buôn lậu phải kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cá tầm, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế và lấy mẫu giám định các lô cá tầm nhập khẩu.

Đồng thời, phối hợp cung cấp thông tin cho Cơ quan quản lý Cites Việt Nam về các lô hàng nhập khẩu không đúng nội dung ghi trên Giấy phép Cites hoặc không thuộc Phụ lục Cites theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan còn kiến nghị Bộ NN&PTNT chi đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với cơ quan hải quan lấy mẫu giám định các lộ cá tầm nhập khẩu ngay tại cửa khẩu; Không cho phép doanh nghiệp đưa hàng về kiếm dịch tại các địa điểm bảo quản theo để nghị của doanh nghiệp đến khi có kết quả giám định của các đơn vị liên quan để đảm bảo , an toàn, phòng chống lây lan dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Xác định cụ thể chủng loại cá tầm nhập khẩu có đúng với Giấy phép Cites hay không? có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không? Trường hợp không đúng với Giấy phép Cité, đề nghị trao đổi với Cơ quan CITES Trung Quốc và có biện pháp xử lý triệt để đối với vấn để này, tránh việc cá tầm không rõ nguồn gốc nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam.

Doanh nghiệp đòi “đi ngược” Chỉ thị 05

Ngày 23/12/2020, bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý Cites Việt Nam (Cites Việt Nam) thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã gửi đơn đến Công an TP Hà Nội và Viện KSND quận Hoàng Mai (Hà Nội) để tố giác giám đốc hai doanh nghiệp về tội vu khống.

Theo đó, bà Nga với vị trí là Giám đốc Cites Việt Nam đã từ chối cấp phép cho Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy hải sản Thanh Tú (Công ty Thanh Tú) và Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Sỹ Hưng (Công ty Sỹ Hưng) với lý do:

Trước ngày 28/1/2020, bà Nga đã cấp một số giấy phép CITES nhập khẩu cá tầm sống cho Công ty Thanh Tú và Công ty Sỹ Hưng. Tuy nhiên, ngày 28/01/2020, Bộ Y tế tham mưu Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị 05, trong đó có nội dung “Cấm nhập khẩu động vật hoang dã" là chính xác và kịp thời, đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Bà Nga khẳng định, là công chức có trách nhiệm, nên bà đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Thủ tướng, trong đó có việc từ chối không cấp giấy phép CITES nhập khẩu cho 2 công ty trên vào ngày 13/8/2020 tại văn bản số 169/CTVN-THGP và số 170/CTVN-THGP theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Nghị định số 06/2014/NĐ-CP: “Việc từ chối cấp giấy phép do qua rà soát, đối chiếu dữ liệu cấp giấy phép CITES nhập khẩu và dữ liệu kiểm soát xuất nhập khẩu mẫu vật CITES của Cục Hải quan các tỉnh TP. Tôi nhận thấy doanh nghiệp Thanh Tú còn 40 giấy phép CITES và doanh nghiệp Sỹ Hưng còn 13 giấy phép không được sử dụng trong thời gian Thủ tướng Chính phủ cấm nhập khẩu phải trả lại cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 Nghị định số 06/2014/NĐ-CP”, bà Nga nói.

Cũng theo trình bày của bà Nga, thực tế tháng 8/2020, bà Nguyễn Thị Thu - Giám đốc Công ty Sỹ Hưng và Công ty Thanh Tú đã 3 lần gửi kiến nghị và khiếu nại về bà Nga lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp cùng nhiều bộ, ngành có liên quan. Đồng thời đã có nhiều tin nhắn vào  cá nhân bà Nga với lời lẽ bôi nhọ, vu khống, đe dọa.

Theo Tiểu Thúy/Tiêu dùng
300x300_-30-10-2021-15-12-46.png Hình ảnh bò và bé trên khinh khí cầu_-11-04-2023-17-32-22.jpg