Trang chủ » Doanh nghiệp » “Đế chế” vàng gia đình bà Trần Phương Ngọc Thảo: Tiếp tục “móc túi” cổ đông?

“Đế chế” vàng gia đình bà Trần Phương Ngọc Thảo: Tiếp tục “móc túi” cổ đông?

21/09/2023 21:33:44

Bên cạnh lựa chọn phương án tìm nguồn vốn đảm bảo yếu tố “làm đẹp” BCTC, công ty vàng của bà Trần Phương Ngọc Thảo tiếp tục phát hành ESOP “móc túi” cổ đông?

PNJ vừa công bố thông tin thông qua việc bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ (PNJP) vay vốn ngân hàng với hạn mức lên đến 300 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn lưu động, phát hành L/C, bảo lãnh vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công ty TNHH MTV Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ – con “át chủ bài” tạo lợi thế cạnh tranh của PNJ đã thay đổi khu vực chịu rủi ro môi trường từ TP.HCM về Long An.

Về tình hình tài chính của PNJ, đơn vị này đang có khoản nợ phải trả 4.299 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 99,7%. Trong khi đó, mặc dù 90% trong tổng tài sản mà đơn vị này đang nắm giữ là tài sản ngắn hạn, nhưng hàng tồn kho lại chiếm 84% trong tổng số tài sản ngắn hạn.

Một điều đáng lưu ý rằng, trong số hàng tồn kho của PNJ, thành phẩm chiếm 6.348 tỷ đồng, hàng hóa chiếm 2.837 tỷ đồng và chi phí dở dang là hơn 135 tỷ đồng. Tổng các khoản này chiếm tỷ lệ đến 92% cơ cấu hàng tồn kho.

Đặc thù của ngành trang sức là chi phí tiền công khá lớn, đồng thời các xu hướng thời trang thay đổi hằng ngày, hằng giờ. Do đó, số sản phẩm này không thể tránh tình trạng lỗi thời, khó bán, thậm chí buộc phải phân kim ngược trở lại để lấy nguyên liệu sản xuất mẫu mã mới. Như vậy, chi phí đội lên rất cao, chưa kể hao hụt trong quá trình phân kim, chế tác.

Căn cứ chính sách thu mua của PNJ hiện tại, đơn vị chỉ thu mua lại với giá bằng 70% giá bán cho khách hàng do khấu trừ 30% tiền công, nghĩa là bán sản phẩm trang sức nhưng thu mua lại thì chỉ mua theo giá vàng nguyên liệu. Như vậy, giá trị số hàng tồn kho này giảm rất mạnh nếu rơi vào bối cảnh lỗi thời, mẫu mã cũ, không bán được. Mà trong lĩnh vực thời trang, điều này là không tránh khỏi. Do đó, mặc dù tồn kho là vàng trang sức nhưng vẫn có thể gặp rủi ro thanh khoản, hoặc đơn vị chấp nhận thiệt hại để đánh đổi thanh khoản.

Có lẽ vì lí do này, lãnh đạo PNJ lựa chọn phương án bảo lãnh vay vốn thay vì đầu tư trực tiếp để đảm bảo thanh khoản, hoặc ít nhất đảm bảo một BCTC “đẹp”?

Thêm một điều đáng lưu ý khác, trước đó, năm 2020, PNJ đã xây thêm nhà máy tại KCN Long Hậu – Long An và chuyển về đây một số công đoạn sản xuất gây ô nhiễm cao như xi mạ, phân kiêm, line bạc. Như vậy, đơn vị này chỉ thay đổi địa điểm chịu rủi ro môi trường chứ chưa đưa ra phương án giải quyết dứt điểm những rủi ro này. Được biết, bà Thảo hiện tại cũng chính là Trưởng Tiểu ban ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) tại PNJ. Như vậy, liệu rằng, dưới sự dẫn dắt của bà Thảo, Tiểu Ban ESG có hoạt động và mang lại hiệu quả thực chất, hay là chỉ bảo vệ môi trường trên…giấy?

Cùng ngày, Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dũng cũng đã ký nghị quyết thông qua việc triển khai phương án phát hành 6,6 triệu cổ phiếu ESOP cho lãnh đạo chủ chốt với giá phát hành là 20.000 đồng/cp. Trước đó, trong năm 2022, PNJ cũng đã phát hành hơn 3,6 triệu cổ phiếu ESOP với giá phát hành 10.000 đồng/cp. Xa hơn các năm về trước, PNJ luôn là đơn vị giữ được “truyền thống phát hành” cổ phiếu ưu đãi đặc biệt này. Và một điều hiển nhiên rằng, đối tượng hưởng lợi đầu tiên là thành phần lãnh đạo chủ chốt bao gồm bà Dung và con gái bà Dung là bà Trần Phương Ngọc Thảo, tức là Phó Chủ tịch HĐQT PNJ hiện thời.

Thực trạng này không khỏi khiến nhà đầu tư “nóng mắt”, thậm chí phản ứng ngay tại ĐHĐCĐ. Bởi lẽ, bản chất của cổ phiếu ESOP chẳng khác gì “móc túi” cổ đông để thưởng cho lãnh đạo.

Theo Gia Khánh/TTV

 

300x300_-30-10-2021-15-12-46.png Hình ảnh bò và bé trên khinh khí cầu_-11-04-2023-17-32-22.jpg