Acecook Việt Nam phản hồi vụ phở ăn liền Peacock chứa chất gây ung thư

29/12/2020 16:52:34

Khẳng định thông tin sản phẩm phở ăn liền Peacock được phát hiện chứa chất gây ung thư là có thật. Tuy nhiên, Acecook Việt Nam cam kết đây là sản phẩm xuất khẩu và không lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Như Tieudung.vn đã thông tin trước đó, ngày 17/12, hãng tin Yonhap News (Hàn Quốc) đưa tin, Bộ An toàn  và dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) đã cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi và xử lý sản phẩm phở bò do Công ty CP Acecook Việt Nam (Acecook Việt Nam) sản xuất có hạn sử dụng đến ngày 3/12/2021, ngày 5/4/2022 và ngày 19/4/2022.

Acecook Việt Nam phản hồi vụ phở ăn liền Peacock chứa chất gây ung thư

Sản phẩm phở ăn liền Peacock của Acecook Việt Nam bị thu hồi ở Hàn Quốc

Theo đó, sản phẩm bị thu hồi và xử lý là phở ăn liền Peacock. Đây là sản phẩm của Acecook Việt Nam gia công theo đơn đặt hàng của Emart Hàn Quốc (chuỗi siêu thị bán lẻ của Hàn Quốc).

Nguyên nhân được đưa ra là vì phát hiện trong phở ăn liền Peacock có chứa chất Benzopyrene (một chất gây ung thư).

Là nhà sản xuất dẫn đầu  mì ăn liền tại Việt Nam, bình quân Acecook Việt Nam cung ứng ra thị trường gần 3 tỷ gói mì mỗi năm và đặt mục tiêu tăng doanh số bán mì ly (mì cốc, mì hộp) tại Việt Nam lên khoảng 350 triệu khẩu phần vào năm 2022. Do đó, thông tin Hàn Quốc thu hồi phở đóng gói do Acecook Việt Nam sản xuất vì hàm lượng Benzopyrene vượt quá giá trị tiêu chuẩn trong dầu hương liệu có trong sản phẩm đã gây xôn xao dư luận trong nước.

Liên quan đến vụ việc nói trên, ngày 25/12, trả lời Báo Kinh tế và Đô thị, Acecook Việt Nam xác nhận, sản phẩm được cho là có chứa chất Bezopyrene là phở ăn liền Peacock. Đây là sản phẩm của Acecook Việt Nam gia công theo đơn đặt hàng của Emart Hàn Quốc (chuỗi siêu thị bán lẻ của Hàn Quốc). Sản phẩm này không lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Acecook Việt Nam giải thích, Bezo(a)pyrene là một chất hoá học được sinh ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Nó được tìm thấy trong thực phẩm nướng (thịt nướng, cá nướng, thịt hun khói…), khói xe, khói từ đốt gỗ, khói thuốc lá, sản phẩm dầu và khí đốt,…Ngoài ra, nó cũng được tìm thấy trong đất và nước và các nguồn khác trong tự nhiên.

 

 

"Bezo(a)pyrene không phải là một chất phụ gia, không được dùng trong sản xuất, chế biến thực phẩm công nghiệp nói chung và phở ăn liền Peacock nói riêng. Chúng tôi cam kết Bezopyrene không được cho vào sản phẩm vì mục đích của nhà sản xuất", Acecook Việt Nam khẳng định.

Theo Acecook Việt Nam, ngay khi nhận được thông tin từ phía Emart Hàn Quốc, công ty này đã tiến hành rà soát, kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân, tại sao lại xuất hiện chất Bezopyrene trong sản phẩm phở ăn liền Peacock.

Đồng thời, Acecook Việt Nam cũng đang phối hợp chặt chẽ với đối tác Emart Hàn Quốc và KFDA để kiểm tra, xác minh rõ vấn đề này. Ngay sau khi có kết quả chính thức, Acecook Việt Nam sẽ có văn bản gửi tới các cơ quan báo chí.

Ngoài ra, Acecook Việt Nam cũng cam kết các sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam đều tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người .

“Acecook Việt Nam đã và đang tiến hành xem xét lại toàn bộ quy trình sản xuất để kiểm tra chặt chẽ và kiểm soát những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới ”, Acecook Việt Nam nhấn mạnh.

Có thể thấy nội dung quan trọng nhất trong phản hồi của Acecook Việt Nam là Bezopyrene không được cho vào sản phẩm vì mục đích của nhà sản xuất. Nếu không phải từ nguyên liệu, cũng phải từ quy trình sản xuất, thì đâu là nguyên nhân sản sinh ra chất Bezopyrene? Làm sao để đảm bảo việc không chủ đích cho Bezopyrene vào sản phẩm sẽ đồng nghĩa với việc sản phẩm không chứa Bezopyrene?

Như vậy, người tiêu dùng trong nước sẽ rất nghi ngại các sản phẩm khác của Acecook Việt Nam (như mỳ ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền các loại) đang tiêu thụ ở thị trường trong nước, liệu có đảm bảo không bị nhiễm chất gây ung thư Bezopyrene? Nếu Acecook không có những thông tin phản hồi minh bạch, thỏa đáng...!

Theo Tiểu Thủy

Báo Tiêu dùng

Sp-hoc-vien-hoc-do-hoa-789-my-dinh2_-12-11-2020-10-39-04.jpg